Giới thiệu: Kế hoạch bài dạy là một kịch bản lên lớp của giáo viên được tạo ra để giảng dạy (học sinh) trong một thời gian
và không gian nhất định. Nó là một phần quan trọng của giai đoạn chuẩn bị lên lớp, ảnh hưởng lớn đến thành
công của bài học. Việc tạo ra kế hoạch giúp giáo viên xác định môi trường học
tập phù hợp, định hướng tâm lý giảng dạy, tập trung vào các yếu tố liên quan đến chủ đề
học, sử dụng hiệu quả kiến thức bài học, phát triển kỹ năng giảng dạy, và tối ưu hóa thời gian.
TÊN BÀI DẠY: …………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; Lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
Nội dung kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong
bài để thực hiện được yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề tương ứng trong
chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
I. Mục tiêu
- Năng
lực: Nêu cụ
thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực
chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương
trình môn học/hoạt động giáo dục.
- Phẩm
chất: Nêu cụ
thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát
triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể
các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học
sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành
phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập (Ghi rõ
tên thể hiện kết quả hoạt động)
- Mục
tiêu: (Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể
cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn
đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học).
- Nội
dung hoạt động: (Mô tả nội dung hoạt động của học sinh để xác định vấn
đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ).
- Sản
phẩm học tập: (Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm học
tập mà học sinh phải hoàn thành: viết, trình bày được vấn đề cần giải
quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp
thực hiện).
- Tổ chức
hoạt động: (Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học
sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá
trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm
vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
- Mục
tiêu: (Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm
lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt
động 1).
- Nội
dung hoạt động: (Mô tả hoạt động của học sinh với sách giáo khoa, thiết
bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh kiến/vận
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt
động 1).
- Sản
phẩm học tập: (Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn
đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày
được).
- Tổ chức
thực hiện: (Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện hoạt động của học sinh).
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục
tiêu: (Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển
các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh).
- Nội
dung hoạt động: (Trình bày cụ thể hệ thống câu hỏi, bài tập; các bài
thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện).
- Sản
phẩm học tập: (Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực
hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình).
- Tổ chức
thực hiện: (Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ
trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện).
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục
tiêu: (Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm
vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn).
- Nội
dung hoạt động: (Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn
đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến
thức mới học để giải quyết).
- Sản
phẩm học tập: (Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát
hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn).
- Tổ chức thực hiện: (Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên).
Lưu ý:
- Mỗi bài
dạy cần xây dựng theo chủ đề để thực hiện trong nhiều tiết học; bảo đảm đủ
thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống
câu hỏi, bài tập luyện tập cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ
về thể loại theo yêu cầu phát triển các kỹ năng. Hoạt động chủ yếu được
giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
- Trong
kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà
tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm
vụ, yêu cầu, quan sát, theo dõi, hướng dẫn, nhận xét, gợi ý, kiểm tra,
đánh giá; học sinh đọc, nghe, nhìn, viết, trình bày, báo cáo, thí nghiệm,
thực hành, làm.
- Các
bước tổ chức thực hiện 1 nhiệm vụ dạy học
a.
Chuyển
giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): Trình bày cụ thể giáo viên giao
nhiệm vụ cho học sinh (đọc, nghe, nhìn, làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ
thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
b.
Thực
hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể
học sinh thực hiện nhiệm vụ (đọc, nghe, nhìn, làm) gì, theo yêu cầu của giáo
viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần
hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
c.
Báo
cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận)..
Trình bày cụ thể “ý đồ” lựa chọn học sinh báo cáo và và cách thức cho học sinh
báo cáo (có thể chỉ 1-2 nhóm; viết lên bảng hay dùng giấy A0 hay máy chiếu, thuyết
trình). Cần làm rõ những nội dung yêu cầu nào để học sinh ghi nhận, thực hiện
d.
Kết
luận, nhận định (Giáo viên “chốt”): trình bày cụ thể sản phẩm học tập mà học
sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ
để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ
chức dạy học): Làm rõ vấn đề cần giải quyết, giải thích nhiệm vụ học tập phải
thực hiện tiếp theo./.
إرسال تعليق