Plato’s Allegory of the Cave – Chuyện ngụ ngôn về Cái Hang của nhà hiền triết Hy Lạp Plato |
... đầu họ cũng bị cột chặt chỉ có thể nhìn hướng thẳng về phía trước. |
Những kẻ cai ngục tạo nên những vở kịch rối bóng trên tường bằng cách di chuyển những con rối, tạo tiếng động, và lồng ghép tiếng nói của họ vào cử động của sự vật. Bởi vì tù nhân không nhìn được những gì diễn ra sau lưng, nên toàn bộ những gì mà họ nhận biết được là từ những ảnh bóng trên bức tường và âm thanh vang vọng trong hang. Tù nhân nhận dạng, đặt tên cho những cái bóng, giải thích chúng, và tưởng tượng về chúng. Họ hoàn toàn ở trong một thế giới bóng tường. Những tù nhân ngồi gần kề trao đổi với nhau, đánh giá, dèm pha, và chê bai lẫn nhau về trình độ hiểu biết của họ về thế giới ảo ảnh đó.
Một ngày kia ... một tù nhân ... tìm đến được cửa hang ... |
Ngụ ngôn Cái Hang của Plato đã được sử dụng, thêm bớt, cắt nghĩa, và giải thích trong nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Xét thuần túy về mặt triết học, ngụ ngôn Cái Hang động đến hai chủ đề lớn là Tri thức Luận (epistemology) và Bản thể Luận (ontology).
Plato cho rằng mỗi người trong chúng ta đều là tù nhân ở trong những cái hang được xây dựng bằng những gì chúng ta cảm nhận được qua các giác quan của chính mình.
Nhận thức của chúng ta chẳng khác gì những cái bóng trên tường. Để vượt qua ngục tù của nhận thức thế giới hữu hình và vươn tới chân lý đích thực con người cần xây dựng tri thức dựa trên tư duy về những khái niệm và giá trị trừu tượng và vô hình.
Sưu tầm.
إرسال تعليق